Tất cả các chuyên mục
Thai nhi theo tuần
Bầu 5 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé như thế nào?
Bụng bầu 6 tháng: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Bầu 7 tháng: Những thay đổi của mẹ và bé, lời khuyên bổ ích
Mang thai tháng thứ 8: Những thay đổi ở mẹ và em bé
Hình ảnh bụng bầu qua từng tháng của mẹ thay đổi như thế nào?
Các dấu hiệu thai 12 tuần tuổi khỏe mạnh mẹ bầu cần biết
Giải đáp thắc mắc: Bầu 9 tháng là bao nhiêu tuần?
Nhìn cổ tay biết có thai có đúng không? Dấu hiệu nhận biết mang thai
Tam cá nguyệt đầu tiên - Mang thai 3 tháng đầu
Có nên sinh mổ chủ động khi thai 39 tuần không? Những điều cần biết
Biến chứng thai kỳ
Chăm sóc trong thai kỳ
Gợi ý món ăn cho bà bầu nhiều dinh dưỡng trong từng giai đoạn thai kỳ
Đặt tên cho con
Nhu cầu của bé
Phòng dành cho bé
Dấu hiệu sẩy thai sớm mẹ bầu cần biết
Đi làm lại sau nghỉ thai sản: Mẹ cần chuẩn bị gì?
Lợi ích từ nhạc cho bà bầu và thai nhi, bạn đã biết?
Tiệc chào đón em bé

Dấu hiệu sảy thai sớm khi thai chưa vào tử cung là gì, có nguy hiểm không?

Sảy thai sớm là tình trạng mà nhiều mẹ bầu gặp phải và thường gây lo lắng không biết lý do tại sao hoặc mới lần đầu mang thai đã bị. Vậy dấu hiệu sảy thai sớm khi thai chưa vào tử cung là gì? Việc này có ảnh hưởng gì đến việc có thai sau này không? Trong bài viết sau, Huggies sẽ giúp mẹ bầu giải đáp các vấn đề này!

Tham khảo thêm: Nhìn bụng biết có thai như thế nào? Cách nhận biết có thai tại nhà

Sảy thai sớm tự nhiên là gì?

Sảy thai sớm tự nhiên là hiện tượng xảy ra khi mẹ bầu bị mất thai trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ. Sảy thai sớm khá phổ biến đối với phụ nữ mang thai, tỷ lệ rơi vào khoảng 10% các trường hợp mang thai đã được biết đến.

Tham khảo thêm: Ăn gì dễ bị sảy thai? 10 loại thực phẩm mẹ bầu cần tránh

Dấu hiệu sảy thai sớm khi chưa vào tử cung xảy ra khá phổ biến

Sảy thai sớm tự nhiên khi chưa vào tử cung xảy ra khá phổ biến ( Nguồn: Sưu tầm)

Sảy thai sớm tự nhiên có 3 dạng:

  • Dạng 1: Thai phụ có thai bị ra huyết, túi thai tự động rớt ra ngoài. Đây là dạng thường gặp nhất.
  • Dạng 2: Thai phụ có túi thai, phôi thai và tim thai nhưng sau đó tim thai ngừng hoạt động, túi thai vẫn nằm trong lòng tử cung và được gọi là thai lưu. Trường hợp này thai phụ cần được lấy thai lưu ra ngoài sớm nhất để tránh tình trạng băng huyết, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến lần mang thai sau này.
  • Dạng 3: Tình trạng trứng trống, có nghĩa là thai phụ có thai nhưng túi thai trống không, không có phôi thai. Trường hợp này là một hình thức thai ngừng phát triển, cần lấy thai ra sớm nếu không sẽ tạo điều kiện cho vi trùng phát triển gây nhiễm trùng tử cung, nhiễm trùng huyết.

Tham khảo thêm: Thai mấy tuần có tim thai: Dấu hiệu & Thời điểm siêu âm lần đầu tốt nhất

Những dấu hiệu sảy thai sớm khi thai chưa vào tử cung

Để mang thai thì trứng phải gặp gỡ với tinh trùng, tiến hành quá trình tạo phôi thai sau đó di chuyển vào tử cung làm tổ và phát triển, sau đó thai di chuyển vào tử cung. Nếu chẳng may phôi thai không vào được tử cung thì sẽ mất đi cơ hội làm mẹ. Có rất nhiều phụ nữ gặp trường hợp thai chưa vào tử cung, còn gọi là sảy thai tự nhiên. Đây là điều mà thai phụ khó tránh khỏi và thường có những dấu hiệu sảy thai sớm sau:

1. Chảy máu âm đạo

Xuất huyết âm đạo bất thường là dấu hiệu thường gặp của sảy thai sớm. Khi bị sảy thai sớm, âm đạo sẽ ra máu nhiều, có màu đỏ, loãng và lẫn máu cục. Có một số trường hợp máu ra ít nhưng kéo dài liên tục trong vòng 10 ngày. 

Nhiều thai phụ có hiện tượng chảy máu khi đang mang thai nhưng thường tự hết và thai nhi vẫn phát triển bình thường. 

2. Mất triệu chứng thai nghén - Dấu hiệu sảy thai sớm khi chưa vào tử cung

Thai phụ không còn các dấu hiệu thai nghén như ngực không còn căng tức, không còn thấy buồn nôn,...

3. Đau lưng, đau bụng dưới

Đau lưng, bụng dưới đau từng cơn liên tục, cảm giác đau khó thể chịu đựng nổi. Đây được xem là một trong những dấu hiệu sảy thai sớm khi chưa vào tử cung điển hình nhất.

Tham khảo thêm: Đau vùng thắt lưng chậu khi mang thai

4. Dịch âm đạo bất thường

Dịch nhờn ở âm đạo xuất hiện bất thường và kém theo những cục máu đông, có chất lỏng màu hồng là dấu hiệu bạn sắp sảy thai. Đặc biệt là khi dịch nhờn có mùi hôi nặng.

5. Chuột rút kèm chảy máu

Chảy máu âm đạo, chuột rút và áp lực vùng chậu do thai nhi đè nặng là dấu hiệu rất rõ ràng chỉ ra rằng bạn chuẩn bị sảy thai.

Tham khảo thêm: Chuột rút khi mang thai: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

6. Thử thai âm tính

Sử dụng que thử thai hoặc xét nghiệm có thai dương tính sau đó âm tính là dấu hiệu điển hình của mang thai ngoài tử cung.

Những dấu hiệu sảy thai sớm khi chưa vào tử cung

Dấu hiệu sảy thai sớm ( Nguồn: Sưu tầm)

Sảy thai sớm tự nhiên có nguyên nhân do đâu?

Sảy thai sớm tự nhiên do những nguyên nhân sau đây:

  • Thai phụ có cấu trúc bất thường ở tử cung như tử bẩm sinh nư tử cung đôi, tử cung có sừng, vách ngăn, tử cung là một dãy xơ,... hoặc thai phụ mắc các bệnh như u cơ tử cung, dính buồng tử cung sau khi nạo phá thai không đúng kỹ thuật, lạc nội mạc trong tử cung,... Những điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai, gây nguy cơ sảy thai tự sớm tự nhiên.
  • Thai phụ có nội tiết bất thường như suy hoàng thể, không cung cấp đủ nội tiết cho thai nhi phát triển, dẫn đến tình trạng suy thai. Hoặc phụ nữ bị buồng trứng đa năng, rất khó mang thai và dễ bị sảy thai.
  • Thai phụ mắc các bệnh lý nội khoa như bệnh tiểu đường, tuyến giáp, tim mạch hay thiếu máu. Nếu chưa được điều trị ổn định thì chưa nên mang thai để tránh tình trạng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí là sảy thai sớm.
  • Có 90% trường hợp sảy thai sớm tự nhiên có liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể. Tình trạng này xảy ra ở vợ hoặc chồng hoặc cả 2 ảnh hưởng đến quá trình phân chia tế bào của hợp tử, tạo thành phôi thai bất thường và khó duy trì.
  • Các yếu tố miễn dịch, rối loạn tự miễn dịch như hội chứng antiphospholipid gây ra hiện tượng viêm tắc mạch vi dẫn thể. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu nuôi thai, thai ngừng phát triển. 

Dấu hiệu dọa sảy thai sớm mẹ bầu nên nắm rõ

Dọa sảy thai là tình trạng máu chảy âm đạo đôi khi kèm theo đau quặn bụng thường xảy ra trong 20 tuần đầu của thai kỳ. Việc dọa sảy thai sớm khó xác định nguyên nhân. Tuy nhiên, tình trạng này xuất hiện phổ biến ở những phụ nữ đã từng bị sảy thai. Các dấu hiệu đe dọa sảy thai sớm mà các mẹ bầu nên nắm rõ:

  • Bất kỳ hiện tượng chảy máu âm đạo nào trong 20 tuần đầu thai kỳ cũng có thể là dấu hiệu sảy thai sớm khi chưa vào tử cung. Một số người còn bị chuột rút ở bụng hoặc đau lưng dưới.
  • Khi bị sảy thai, bà bầu thường bị đau âm ỉ hoặc đau nhói ở vùng lưng và bụng dưới. Khi có bất kỳ triệu chứng nào nói trên, thai phụ nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

Tham khảo thêm: Dấu hiệu sảy thai - Triệu chứng sảy thai

Đau bụng âm ỉ là dấu hiệu sảy thai sớm khi chưa vào tử cung

Khi bị sảy thai sớm sẽ có dấu hiệu đau bụng âm ỉ ( Nguồn: Sưu tầm)

Khi có dấu hiệu sảy thai sớm, mẹ bầu nên làm gì?

Khi có dấu hiệu sảy thai sớm, mẹ bầu cần đi khám càng sớm càng tốt. Nếu kết quả là dọa sảy thai, thai phụ chỉ cần: 

  • Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng.
  • Nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tránh vận động mạnh.
  • Không quan hệ tình dục trong thời điểm này.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh xoa bụng.

Nếu kết quả chẩn đoán sảy thai sớm, bác sĩ có thể đưa ra những cách xử lý như:

  • Nếu sảy thai sớm ở tuần đầu, có thể tự loại bỏ mô thai và không cần phẫu thuật,
  • Bác sĩ có thể đưa thai ra khỏi tử cung bằng thuốc và các biện pháp phù hợp nếu nhau và thai đã ra đến cổ tử cung.
  • Nếu sảy thai hoàn toàn, bác sĩ sẽ kiểm tra buồng tử cung thai phụ sách hay chưa. Nếu còn sót nhau thai thì sẽ tiến hành nạo hút buồng tử cung.
  • Bác sĩ cũng có thể chỉ định đợi các mô tự đẩy ra khỏi cơ thể. 

Tham khảo thêm: Dấu hiệu động thai nguy hiểm và cách xử lý

Cách điều trị tình trạng sảy thai sớm

Khi có dấu hiệu nghi ngờ sảy thai sớm, thai phụ cần đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.

Điều trị không phẫu thuật

Quyết định phương pháp điều trị tình trạng sảy thai sớm như thế nào còn tùy thuộc vào tiên lượng của mỗi người. Nếu trường hợp thai phụ không có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ khuyến khích sau khi sảy thai nên chờ một thời gian để mô thai loại bỏ một cách tự nhiên. Việc này thường mất thời gian không quá 2 tuần, trong một số trường hợp đặc biệt thì có khả năng mất nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể chỉ định dùng thuốc để loại bỏ các phần mô còn sót lại. 

Khi mô thai được đào thải ra ngoài sẽ xảy ra hiện tượng chảy máu. Tình trạng này sẽ nặng hơn và kéo dài so với khi ra máu kinh nguyệt. 

Khi bị sảy thai sớm, phần mô thai bị đào thải ra ngoài sẽ trông giống như cục máu đông. Sau khi loại bỏ mô thai, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm hoặc xét nghiệm máu để kiểm tra xem tất cả các mô thai đã được loại bỏ hết hay chưa. Nếu chưa, thai phụ có thể phải tiếp tục điều trị bằng phẫu thuật.

Tham khảo thêm: Cách phòng tránh sảy thai mẹ cần biết

Điều trị phẫu thuật

Trong trường hợp thai phụ sảy thai sớm nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, chảy máu nặng,... thì sẽ được chỉ định phương pháp phẫu thuật. Một số phương pháp điều trị phẫu thuật có thể áp dụng như sau:

  • Hút chân không: Sử dụng một ống mỏng gắn vào thiết bị hút chân không, đưa vào buồng tử cung để thu lấy mô thai.
  • Nong và nạo tử cung: Cổ tử cung được nong rộng và sử dụng dụng cụ để loại bỏ mô thai. 

Sau phẫu thuật, thai phụ không nên sử dụng tampon hoặc quan hệ tình dục trong vòng 1-2 tuần để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Nếu có triệu chứng như chảy máu nhiều hơn 2 giờ liên tục, đau dữ dội, sốt, ớn lạnh,... nên đến thăm khám kịp thời.  

Biện pháp hạn chế nguy cơ sảy thai sớm

Dưới đây là các biện pháp hạn chế nguy cơ sảy thai sớm:

  • Kiểm tra sức khỏe sinh sản 3 - 5 tháng trước khi mang thai.
  • Tiêm ngừa một số bệnh như Rubella.
  • Xét nghiệm gen sàng lọc các bệnh di truyền.
  • Nên kiểm tra sức khỏe sinh sản cho cả người chồng, điều trị các bệnh lây qua đường tình dục nếu có.

Tham khảo thêm: Thực phẩm tốt cho bà bầu từng giai đoạn thai kỳ

Sảy thai sớm bao lâu thì có thai lại?

Sau khi bị sảy thai sớm, khoảng 2 tuần thì hiện tượng rụng trứng sẽ quay trở lại và bạn có thể tiếp tục mang thai. Nếu bạn không muốn có thai ngay lập tức, hãy sử dụng các phương pháp tránh thai như đặt vòng. Ngoài ra, bạn cũng có thể đợi kỳ kinh nguyệt tiếp theo để cơ thể trở về nhịp sinh lý bình thường, chuẩn bị cho lần mang thai kế tiếp.

Với những thai phụ mang thai lần đầu, việc sảy thai sớm là một cú sốc tâm lý nặng. Vì vậy, người thân nên ở bên cạnh để chăm sóc về cả sức khỏe lẫn tâm lý của người bệnh. Bên cạnh đó, nếu chẳng may xảy ra điều bất hạnh, đừng ngần ngại chia sẻ với mọi người. Điều này sẽ giúp tâm trạng bạn thoải mái hơn. 

Đối với những thai phụ đã từng bị sảy thai sớm muốn có thai lại thì nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3 - 5 tháng trước khi mang thai để bác sĩ khám và đánh giá cơ thể, sức khỏe có phù hợp để mang thai hay không. Vì những người phụ nữ có tiền sử sảy thai sớm có nguy cơ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe cả mẹ và bé hơn.

Dấu hiệu sảy thai sớm khi chưa vào tử cung

Khi thai phụ sảy thai gia đình cần ở bên chăm sóc ( Nguồn: Sưu tầm)

Sảy thai sớm là biến chứng mà không chị em nào mong muốn. Việc nhận biết dấu hiệu sảy thai sớm khi chưa vào tử cung và nguy cơ sảy thai là điều mà thai phụ cần biết để phòng tránh và xử lý kịp thời khi có dấu hiệu sảy thai. Mẹ đừng quên truy cập chuyên mục Mang thai hoặc Góc chuyên gia của Huggies khi có bất kỳ thắc mắc gì nhé!

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Bà bầu và bệnh thiếu máu
Mang thai 10/12/2018

Bà bầu và bệnh thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì lúc nào trong cuộc đời mỗi người và rất thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao khi đi khám thai định kì, bạn luôn phải làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất và lúc thai 20 tuần. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất và bổ sung những tế bào đặc biệt này mỗi 120 ngày. Và vì chúng đảm nhận vai trò cung cấp oxy cho toàn cơ thể, nên hai dấu hiệu đầu tiên của thiếu máu do thiếu sắt là khó thở và mệt mỏi.

Thai ngoài tử cung
Mang thai 18/11/2020

Dấu hiệu thai ngoài tử cung, nguyên nhân và cách phòng ngừa mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung là gì, có nguy hiểm không? Đâu là triệu chứng thai ngoài tử cung mà mẹ cần biết để kịp thời phát hiện và điều trị? Cùng Huggies tìm hiểu về hiện tượng thai ngoài tử cung trong bài sau nhé.

Tiền sản giật: sinh non ở tuần thứ 28
Sinh con 30/11/2018

Tiền sản giật: sinh non ở tuần 28

Hôm tôi có thai được 28 tuần, cũng là lần cuối cùng chúng tôi đến khám định kỳ mỗi tháng một lần ở chỗ chị nữ hộ sinh tên Mai. Từ đó trở đi chúng tôi dự định là cứ một tháng kiểm tra hai lần nhưng thật không ngờ mọi thứ lại đảo ngược hoàn toàn.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;